top of page
  • Writer's pictureusapharmllc

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cách điều trị

Các động tác thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như bê nhấc xe máy, xách xô nước hoặc đột ngột xoay người lấy đồ đều gây áp lực lên cột sống, gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống dễ mắc phải nhưng rất khó chữa. Tiếp cận sai phương pháp không chỉ dẫn đến tốn kém chi phí điều trị mà còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Bác sĩ Wade Brackenbury - giám đốc phòng khám ACC cho biết, nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi đến điều trị đều không biết tại sao mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống. 

Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Khi đó, các hoạt động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách, xoay người đột ngột hoặc các chấn thương như té ngã, bước hụt chân... sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, làm chúng dễ bị thoát vị.

Theo bác sĩ Wade, bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp khi thấy xuất hiện các cơn đau nhức bất thường ở cột sống. Điều trị kịp thời và đúng phương pháp làm tăng khả năng chữa lành bệnh.

Chọn phương pháp điều trị phù hợp

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tương đối phổ biến. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được áp dụng trong những trường hợp nặng do biến chứng nguy hiểm và khả năng tái đau cao.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 tại bang Ohio (Mỹ), trong 1.450 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc xuất hiện triệu chứng chèn ép thần kinh, có đến 50% từ chối phẫu thuật dù có chỉ định của bác sĩ. Sau 2 năm, số bệnh nhân sau phẫu thuật nhưng vẫn bị tái đau và phải dùng thuốc giảm đau tăng lên đến 41%. Nhóm tác giả kết luận rằng phẫu thuật không thể mang lại hiệu quả chữa đau cho tất cả trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề cột sống.


Dựa trên kinh nghiệm của mình, bác sĩ Wade cho rằng hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể điều trị bảo tồn để chữa đau mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Thay vào đó, có thể chọn liệu trình kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu.

Phương pháp chữa đau này được nhiều chuyên gia xương khớp tại Mỹ và các nước phát triển lựa chọn. Không chỉ có hiệu quả xoa dịu cơn đau, phương pháp này còn khôi phục cấu trúc đĩa đệm hư tổn, mang lại hiệu quả điều trị dài lâu, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Bác sĩ Wade hướng dẫn bệnh nhân tập luyện với liệu trình Pneumex PneuBack.

Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack vừa được phòng khám ACC sử dụng từ đầu tháng 4 năm nay. Đây hứa hẹn là giải pháp cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng. Phác đồ điều trị gồm 7 bước với 4 loại máy giảm áp ở các vị trí khác nhau. Phương pháp này mang lại hiệu quả giảm áp vượt trội, tăng cường dòng máu dinh dưỡng phục hồi các cấu trúc mô tổn thương, giúp đĩa đệm nhanh chóng phục hồi.



Bác sĩ Wade cũng lưu ý thêm, bệnh nhân sau khi chữa lành cơn đau cần chú ý thay đổi thói quen tư thế trong sinh hoạt và làm việc, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học nhằm tránh tái phát cơn đau.


Credit to news.zing.vn



https://news.zing.vn/nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem-va-cach-dieu-tri-post747149.html

7 views0 comments
bottom of page